Những lưu ý khi thiết kế in ấn nhất định phải đọc
Việc truyền thông offline rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, và ấn phẩm in ấn là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động truyền thông đó.
Muốn có một ấn phẩm đẹp, cần lưu ý những đặc điểm sau đâu
Định dạng file in
Thiết kế sử dụng phần mềm adobe Photoshop, adobe Ai…hoặc những phần mềm thiết kế khác, tuy nhiên file in tối ưu đảm bảo chất lượng tốt nhất là định dạng file .Ai, .Ps, .pdf, nếu file in là file jpg thì phải đảm bảo dung lượng ảnh đủ lớn.
Kích thước
- Những thiết kế có hình ảnh đính kèm, ảnh cần có kích thước dụng lượng đảm bảo tương ứng với kích thước thiết kế
- Những kích thước thường gặp trong in ấn là A4 (21×29,7cm), A3 (29,7x42cm), A0 (59,4×84.1cm). hoặc kích thước riêng theo yêu cầu phù hợp mục đích sử dụng.
- Hầu hết các phần mềm thiết kế hiện nay đều hỗ trợ người dùng chọn kích thước in đến đơn vị met nên khi xuất file in bạn cần phải chọn đúng các chỉ số chiều dài – chiều rộng theo yêu cầu.
Độ phân giải
- Độ phân giải của ảnh thiết kế quyết định đến chất lượng hình ảnh hiển thị trên sản phẩm in.
- Chọn độ phân giải phù hợp theo kích thước in – hình ảnh sẽ hiển thị một cách rõ ràng; ngược lại, nếu chọn độ phân giải thấp sẽ khiến hình ảnh bị nhòe, vỡ hình, không nhìn thấy rõ các chi tiết.
- Để đảm bảo hình ảnh hiển thị trong mẫu thiết kế đạt chất lượng tốt, bạn cần chọn độ phân giải ảnh từ 300 ppi trở lên.
Hệ màu
- Trong thiết kế in ấn, bạn nhất thiết phải chọn hệ màu CMYK vì các máy in đều hoạt động dựa trên 4 màu mực chủ đạo là xanh lơ (Cyan), hồng cánh sen (Magenta), vàng (Yellow), đen (Black – Key) để sản phẩm in ấn hiển thị màu chuẩn xác nhất.
Định dạng tệp in
- Trong in ấn, bạn cần phải chọn 1 trong 2 định dạng file TIFF và PDF để thiết kế khi in ra giữ được chất lượng cao nhất.
- Hầu hết các nhà in đều chấp nhận 2 kiểu định dạng file in này.
- Trong một số trường hợp bạn cũng có thể sử dụng file thiết kế gốc như .Ai, .Psd… để in trực tiếp.
Vùng bù xén
Tạo bleed – vùng bù xén
- Một sản phẩm sau khi in ra thường sẽ được cắt xén bớt đi nên khi thiết kế, Designer cần phải tạo ra một vùng trống an toàn quanh các cạnh giấy để đảm bảo không ảnh hưởng đến thông tin trong mẫu thiết kế.
- Vùng bù xen này nên nằm trong khoảng kích thước khoảng 3 – 5mm.
Điều chỉnh Font chữ về dạng Outline
Chọn font và convert toàn bộ font về dạng vector, tránh trường hợp bị lỗi font, đổi sang font khác trong quá trình chuyển file in ấn
Nhúng hình ảnh
- Trong quá trình thiết kế, Designer thường có thói quen dẫn liên kết ảnh để tránh tình trạng nặng file – sau đó gửi đi in luôn.
- Điều này sẽ khiến file in gửi đi bị mất ảnh hoặc hình ảnh hiển thị với chất lượng thấp.
- Do đó, sau khi hoàn thành mẫu thiết kế, bạn cần phải thực hiện công đoạn nhúng toàn bộ ảnh để đảm bảo file in không bị nhà in trả về.